Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho trẻ em - trách nhiệm không chỉ riêng ai

PDF.InEmail

1. Nguy cơ tai nạn bom mìn
       Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng hệ lụy cho đến hôm nay vẫn còn đâu đó. Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực khắc phục, trong đó có công tác tuyên truyền giáo dục; rà phá, tiêu hủy bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh. Theo thống kê của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia, trung bình mỗi năm ở Việt Nam, bom mìn sót lại sau chiến tranh đã cướp đi tính mạng của hơn 1.500 người và khiến hơn 2.000 người khác phải mang thương tật suốt đời. Hiện nay, trong lòng đất vẫn còn hàng nghìn tấn bom đạn, gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân, làm ô nhiễm môi trường nặng nề, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

2 GD bom min

       Theo đánh giá của cơ quan chức năng, những vụ nổ do bom, mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh chủ yếu do người dân chưa nhận thức được về tác hại, mức độ nguy hiểm của vật liệu nổ (cụ thể như, mới đây nhất vụ nổ ở huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh đã khiến 2 cháu bé tử vong, 8 người khác bị thương, nhiều nhà dân bị sập, tốc mái, vỡ kính, bán kính ảnh hưởng lên tới 500m). Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong việc thu mua, sử dụng trái phép bom, mìn, vật liệu nổ chưa được tiến hành đồng bộ và kịp thời.

       Việc giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn đóng vai trò thiết yếu, thông qua giáo dục cho trẻ em và người lớn, tiếp tục sống với nguy cơ bom mìn, và làm thế nào họ có thể sống an toàn, làm thế nào để họ tránh được tai nạn và thương vong... sẽ là một phần trong giải pháp hàng ngày đối với vấn đề bom mìn không những cho trẻ em mà cho tất cả mọi người.

2. Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn dành cho trẻ

        Việc rà phá bom mìn không thể một sớm, một chiều có thể làm được mà nó là một công việc lâu dài. Tuy nhiên, trẻ em và cả người lớn có thể an toàn nếu họ được giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn và được hướng dẫn hành vi an toàn khi gặp phải bom mìn. Trẻ em là đối tượng hiếu động, tò mò nên tại các trường học và khu dân cư có thể triển khai một số kỹ năng phòng tránh bom mìn cho trẻ như: Không xem người lớn cưa đục bom mìn; Khi thấy bom mìn, hãy tránh xa và báo cho người lớn hoặc cơ quan chức năng; Không chăn trâu, cắt cỏ, kiếm củi đốt lửa trong khu vực có biển báo nguy hiểm; Không tắm trong hố bom cũ; Không nhặt, đập, ném vào vật nghi ngờ là bom mìn; Trường hợp nhìn thấy bom mìn, phải quay lại dấu chân cũ rồi báo cho cơ quan chức năng và người lớn đến xử lý...

2 GD bom min1

       Trong năm học 2017-2018 chương trình giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn được đưa vào trường học để tuyên truyền, giáo dục. Ban quản lí dự án Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn của Sở GD&ĐT Quảng Nam được thành lập và đã tổ chức hội thảo về nội dung này. Trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, Phòng GD&ĐT Phú Ninh đã chỉ đạo công tác giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn tại các trường TH trên địa bàn huyện. Và tại Công văn số 669/KH-GDĐT ngày 04/12/2017 Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh đã chỉ đạo về việc tổ chức Giao lưu về "Tuyên truyền Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn" năm học 2017-2018.

       Việc tuyên truyền giáo dục trong nhà trường về phòng tránh tai nạn bom mìn không chỉ dành cho trẻ em, mà chính các em sẽ là lực lượng tuyên truyền đến mọi người trong việc phòng tránh. Ngoài ra công tác tuyên truyền còn nhằm củng cố nâng cao năng lực quản lí và tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tiếp cận, chia sẻ học tập trao đổi kinh nghiệm việc thực hiện dạy học, tích hợp lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vào các môn học và các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học.

3. Thông điệp từ Chương trình Giao lưu "Tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn" năm học 2017-2018

       Từ những yếu tố trên, nguy cơ tai nạn bom mìn hiện hữu khắp mọi nơi và không trừ một ai. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở và Phòng GD&ĐT, sáng ngày 11 tháng 01 năm 2018, trường TH Võ Thị Sáu đã tổ chức Chương trình Giao lưu "Tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn" năm học 2017-2018. Buổi giao lưu với sự tham dự của các thầy cô giáo là cán bộ quản lý, giáo viên Tổng phụ trách, giáo viên giảng dạy chương trình Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn của các trường TH trên địa bàn huyện và toàn thể giáo viên, học sinh trường TH Võ Thị Sáu.

2 GD bom min2

       Qua buổi giao lưu nhằm mục đích tăng cường kiến thức và kỹ năng về iáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và vật liệu cháy nổ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức cho học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên, nhằm giảm thiểu các tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Qua đó ngăn chặn các hành vi phạm về thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, sử dụng trái phép các loại bom, mìn, vật nổ, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

       Tại buổi giao lưu lần này với nhiều hoạt động khá hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của thầy cô giáo và học sinh, như giao lưu văn nghệ, thi vẽ tranh, tiểu phẩm tuyên truyền Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và thi Rung chuông vàng.

        Ở phần thi vẽ tranh, với những gam màu mát mắt, bố cục ngộ nghĩnh- các em đã mang đến hội thi những thông điệp "hãy tránh xa bom mìn", "đừng đùa giỡn với bom mìn" ... như bức tranh của em Lê Phúc Hiếu (lớp 5/2) với chủ đề "Tương lai của em", bức tranh "Đừng thả trâu bò gần hố bom" của em Bùi Diệu Thảo Uyên (lớp 3/1), hay bức tranh "Ngày mai của em" của em Huỳnh Tuấn Kiệt (lớp 5/2)... như những lời nhắc nhỡ, ước mơ trẻ thơ rất dễ gần và giáo dục một cách trực quan nhất đối với các em trong việc phòng tránh tai nạn bom mìn.
Với tiểu phẩm "Cho em ngày mai" được nhà trường biên soạn và dàn dựng khá công phu; với lời ca, tiếng hát của cô và trò đã mang đến cho người xem bao suy ngẫm, sự đau thương mất mát do tai nạn bom mìn gây ra, vì tương lai của trẻ thơ chúng ta "hãy nói không với tai nạn bom mìn". Đặc biệt phần thi "Rung chuông vàng", với những câu hỏi trắc nghiệm dễ hiểu, nhưng không ít kiến thức đã dẫn dắt các em đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong sự say mê tham gia và theo dõi chương trình. Và một bất ngờ cuối cùng em Nguyễn Võ Chí Trung (lớp 3/2) đã vinh dự là người thắng cuộc và rung được chuông vàng.

       Chương trình Giao lưu "Tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn" tại trường TH Võ Thị Sáu đã thành công ngoài mong đợi; qua chương trình này một thông điệp "Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn là trách nhiệm không chỉ riêng ai" mà toàn xã hội cộng đồng cùng trách nhiệm. Chương trình giao lưu sẽ là bài học hay, những kiến thức tốt để mỗi một chúng ta và tất cả mọi người cùng chung tay phòng tránh tai nạn bom mìn, để nụ cười luôn hiện hữu trên gương mặt trẻ thơ và hạnh phúc sẽ đến với mọi người./.

Trần Quang Tịnh

Tìm kiếm

Video clip

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Về Phú Ninh

Văn bản mới

  • Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20/12/2019 của Bộ GDDT Ban hành quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi (

    http://pladollmo.com/4fO

    )
  • Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (

    TT_19_2015_TT-BGDDT_Quy_che_quan_ly_bang_THCS-THPT.doc

    )
  • Thông tư Liên tịch Số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (

    TTLT_so_11_cua_BGDDT.BNV.doc

    )
  • Hướng dẫn thực hiện Nghị định 108 (

    Thong_Tu_01_2015_TTLT-BNV-BTC.pdf

    )
  • Nghị định 108 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (

    Nghi_dinh_108.pdf

    )

Quảng cáo, liên kết

logoraovat
storevietnam logo
.
 

 

Thống kê số liệu

Các thành viên : 2
Nội dung : 529
Liên kết web : 20
Số lần xem bài viết : 1182765
Hiện có 28 khách Trực tuyến